Sự sụp đổ của triều đại Nhà_Thanh

Quân đội nhà Mãn Thanh vào giữa thế kỷ 19 có phẩm chất tướng lãnh ngày càng xuống thấp và nạn lính ma tăng cao. Trong cuộc chiến chống lại Thái Bình Thiên quốc, nhà Thanh phải chấp nhận để nhiều đội quân kiểu mới ra đời để cứu vãn như Tương quân của Tăng Quốc Phiên, Sở quân của Tả Tông Đường, Hoài quân của Lý Hồng Chương và đạo quân đánh thuê nước ngoài Thường Thắng quân... Điều này dẫn tới việc vào cuối thế kỷ 19, Nhà Thanh không còn một quân đội quốc gia mà phải tận dụng dân quân và quân đội địa phương, vốn thiếu trung thành với triều đình trung ương. Các sĩ quan trung thành với cấp trên của họ và hình thành những bè phái dựa trên vị trí địa lý. Các đơn vị quân đội tuyển quân ngay tại tỉnh đó. Chính sách này là nhằm giảm sự hiểu nhầm phương ngữ nhưng lại khuyến khích khuynh hướng cát cứ, địa phương hóa. Nhà Thanh đã đi vào vết xe sụp đổ của nhà Hánnhà Đường trong quá khứ.

Tới đầu thế kỷ 20, hàng loạt các vụ náo động dân sự xảy ra và ngày càng phát triển. Từ Hi và Hoàng đế Quang Tự cùng mất năm 1908, để lại một khoảng trống quyền lực và một chính quyền trung ương bất ổn. Phổ Nghi, con trai lớn nhất của Thuần Thân Vương, được chỉ định làm người kế vị khi mới hai tuổi, và Thân Vương trở thành người nhiếp chính. Tiếp theo sự kiện này Tướng Viên Thế Khải bị gạt khỏi chức vụ của mình. Tới giữa năm 1911 Thuần Thân Vương lập ra "Chính phủ gia đình hoàng gia", một hội đồng cai trị của Chính phủ Hoàng gia hầu như gồm toàn bộ các thành viên thuộc dòng họ Aisin Gioro. Việc này khiến các quan lại cao cấp như Trương Chi Động tỏ thái độ bất mãn.

Phổ Nghi: Hoàng Đế cuối cùng của Nhà Thanh

Cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương diễn ra vào ngày 10 tháng 10 năm 1911 dẫn đến cuộc Cách mạng Tân Hợi, và tiếp sau đó là sự tuyên bố thành lập một chính phủ trung ương riêng biệt, Trung Hoa Dân Quốc, tại Nam Kinh với Tôn Dật Tiên làm lãnh đạo lâm thời. Nhiều tỉnh bắt đầu "ly khai" khỏi quyền kiểm soát của nhà Thanh. Chứng kiến tình trạng này, chính phủ Thanh dù không muốn cũng buộc phải đưa Viên Thế Khải trở lại nắm quân đội, kiểm soát Bắc dương quân của ông, với mục tiêu nhằm tiêu diệt những người cách mạng. Sau khi lên giữ chức Tể tướng (內閣總理大臣 Nội các tổng lý đại thần) và lập ra chính phủ của riêng mình, Viên Thế Khải còn tiến xa nữa khi buộc triều đình phải cách chức nhiếp chính của Thuần Thân Vương. Việc cách chức này sau đó được chính thức hoá thông qua các chỉ thị của Hiếu Định Cảnh hoàng hậu.

Thanh Đế Thoái Vị Chiếu Thư (1912) chấm dứt chế độ quân chủ ở Trung Quốc

Khi Thuần Thân Vương đã buộc phải ra đi, Viên Thế Khải và các vị chỉ huy bên trong Bắc dương quân của mình hoàn toàn nắm quyền chính trị của triều đình nhà Thanh. Ông cho rằng không có lý do gì để tiến hành một cuộc chiến tranh gây nhiều tốn phí, đặc biệt khi nói rằng chính phủ nhà Thanh chỉ có một mục tiêu thành lập một nền quân chủ lập hiến.

Tương tự như vậy, chính phủ của Tôn Dật Tiên muốn thực hiện một cuộc cải cách dân chủ, vừa hướng tới lợi ích của nền kinh tế và dân chúng Trung Quốc. Với sự cho phép của Hiếu Định hoàng hậu, Viên Thế Khải bắt đầu đàm phán với Tôn Dật Tiên, người đã cho rằng mục tiêu của mình đã thành công trong việc lập ra một nhà nước cộng hòa và vì thế ông có thể cho phép Viên Thế Khải nhận chức vụ Tổng thống của nền Cộng hoà. Năm 1912, sau nhiều vòng đàm phán, Hiếu Định đưa ra một chiếu chỉ tuyên bố sự thoái vị của vị ấu vương, Phổ Nghi.

Sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912 đánh dấu sự kết thúc của hơn 2000 năm phong kiến Trung Quốc và sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn kéo dài, không chỉ đối với quốc gia mà ở một số mặt còn đối với cuộc sống của người dân. Tình trạng lạc hậu rõ rệt về chính trị và kinh tế cộng với sự chỉ trích ngày càng tăng về văn hoá Trung Quốc dẫn tới sự ngờ vực về tương lai của họ.

Lịch sử hỗn loạn của Trung Quốc từ sau thời nhà Thanh ít nhất cũng có thể được thấu suốt một phần trong nỗ lực nhằm tìm hiểu và khôi phục lại những mặt quan trọng của văn hoá lịch sử Trung Quốc và tích hợp nó với những ý tưởng mang nhiều ảnh hưởng mới đã xuất hiện trong thế kỷ đó. Nhà Thanh là khởi nguồn của nền văn hoá vĩ đại đó, nhưng những sự hổ thẹn họ phải gánh chịu cũng là một bài học cần quan tâm.

Thế phả


Đệ nhất đại thiết mạo tử vương
quá kế
Bố Khố Lý Ung Thuận
Phạm Sát
Thanh Triệu Tổ
Mạnh Đặc Mục
Sung Thiện
Thỏa LaTích Bảo Tề Thiên Cổ
Thanh Hưng Tổ
Phúc Mãn
Thanh Cảnh Tổ
Giác Xương An
?-1583
Thanh Hiển Tổ
Tháp Khắc Thế
?-1583
Thanh Thái Tổ
Nỗ Nhĩ Cáp Xích
1559-1616-1626
Trang Thân vương
Thư Nhĩ Cáp Tề
1564-1611
Lễ Liệt thân vương
Đại Thiện
1583-1648
Thanh Thái Tông
Hoàng Thái Cực
1592-1626-1643
Duệ Trung thân vương
Đa Nhĩ Cổn
1612-1650
Dự Thông thân vương
Đa Đạc
1614-1649
Trịnh Hiến thân vương
Tế Nhĩ Cáp Lãng
1599-1655
Khắc Cần quận vương
Nhạc Thác
1599-1639
Dĩnh Nghị thân vương
Tát Cáp Lân
1604-1636
Túc Vũ thân vương
Hào Cách
1609-1647
Thừa Trạch Dụ thân vương
Thạc Tắc
1627-1654
Thanh Thế Tổ
Phúc Lâm
1638-1643-1644-1661
Thuận Thừa Cung Huệ quận vương
Lặc Khắc Đức Hồn
1619-1652
Thanh Thánh Tổ
Huyền Diệp
1654-1661-1722
Thanh Thế Tông
Dận Chân
1678-1723-1735
Di hiền thân vương
Dận Tường
1686-1730
Thanh Cao Tông
Hoằng Lịch
1711-1735-1796
Thanh Nhân Tông
Ngung Diễm
1760-1796-1820
Khánh Hi thân vương
Vĩnh Lân
1766-1820
Thanh Tuyên Tông
Mân Ninh
1782-1820-1850
Đôn Khác thân vương
Miên Khải
1795-1838
Thụy Hoài thân vương
Miên Hãn
1805-1828
Bối tử
Miên Đễ
1811-1849
Bất Nhập Bát Phân Phụ quốc công
Miên Tính
1814-1879
Thanh Văn Tông
Dịch Trữ
1831-1850-1861
Đôn Cần thân vương
Dịch Tông
1831-1889
Cung Trung thân vương
Dịch Hân
1833-1898
Thuần Hiền thân vương
Dịch Huyên
1840-1891
Thụy Mẫn quận vương
Dịch Chí
1827-1850
Khánh Mật thân vương
Dịch Khuông
1838-1917
Thanh Mục Tông
Tái Thuần
1856-1861-1875
Đoan quận vương
Tái Y
1856-1922
Thanh Đức Tông
Tái Điềm
1871-1875-1908
Thuần thân vương
Tải Phong
1883-1951
Phổ Tuấn

1885-1942
Thanh Cung Tông
Phổ Nghi
1906-1908-1912-1967